Đi wave đội fullface có đẹp không ?

5/5 - (1 bình chọn)

Đi wave đội fullface có đẹp không ?

Thường thường, trong suy nghĩ của hầu hết anh em là nón bảo hiểm fullface được thiết kế ra chỉ dành cho những anh em chơi xe PKL, chứ xe nhỏ phổ thông như Wave, Exciter thì không cần… Đây là một suy nghĩ không hề đúng với việc mà mình muốn chia sẻ hôm nay.

Trước hết, hãy biết rằng mũ bảo hiểm fullface hay 3/4 cũng giống như mũ 1/2 đều có chức năng bảo vệ phần đầu khi lỡ có xảy ra va chạm. Tuy nhiên 3/4 & fullface thì được thiết kế bảo vệ gần như toàn vẹn, đặc biệt fullface thì bảo vệ cả phần mặt và càm cho người sử dụng.

Fullface hay 3/4 đều được chúng ta yêu thích khi đi Phượt nhỉ ? Nhưng mình thấy nhiều anh em còn kỳ thị việc người khác chạy xe nhỏ đi phượt mà đội fullface nhìn nó nửa mùa, theo mình đây là suy nghĩ rất sai lầm của chúng ta.

Ở các nước như Đài Loan, Campuchia đa số mọi người toàn đội Fullface với 3/4 mặc dù toàn đi xe số, xe tay ga vẫn không bị kỳ thị như Việt Nam chúng ta

MUBAHI di-wave-doi-mu-fullface-1024x576 Đi wave đội fullface có đẹp không ? Hướng dẫn

Hình ảnh tại Thái Lan, gần như 99% người dân đội Fullface hoặc 3/4

Cá nhân mình thấy không quan tâm xe cùi, xe PKN hay PKL, nếu anh em thích đi xa hay đi Phượt thì cố gắng trang bị cho mình nón 3/4 cho đến fullface có chất lượng xíu. Bởi các mẫu nón này hỗ trợ anh em rất tốt về việc chống khói bụi, nắng nóng và nhiều nguyên nhân tác động khác nữa sẽ làm cho chúng ta mệt mỏi, dẫn đến đến quan sát kém & xử lý kém khi gặp tình huống xấu.

Cũng có kha khá anh em đồng ý kiến như mình, ai nói gì mặc kệ, cứ bảo vệ bản thân mình trước đã, không ai là tay lái cứng cả, chỉ có chưa té & đã té mà thôi

Sau đây mình sẽ tổng hợp 5 loại mũ bảo hiểm cơ bản dùng cho người lái moto 2 bánh, còn các loại khác chỉ mang tính chuyên dụng. Tất cả đều được trang bị dây buộc cằm. Chỉ khi nào người lái thắt chặt dây buộc cằm sao cho thật vừa vặn với đầu thì tác dụng của chiếc mũ bảo hiểm mới được phát huy tối đa.

1. Loại trùm kín đầu (full-face)

Mũ bảo hiểm full-face trùm kín phần đầu của người sử dụng với phần sau phủ toàn bộ sọ não và khu vực bảo vệ trước cằm. Loại mũ bảo hiểm này luôn có một khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi cùng tấm che mặt bằng nhựa (trong suốt hoặc nhuộm màu) xoay lên xuống tùy ý. Bên cạnh đó, nhiều chiếc mũ full-face còn trang bị thêm lỗ thông khí nhằm lưu thông dòng không khí bên trong.

2. Loại off-road/motocross

Điểm nổi bật của mũ bảo hiểm off-road/motocross là phần cằm và vành lưỡi trai kéo dài, thanh chắn cằm, tấm che nửa mặt đi kèm cặp kính bảo vệ. Vành lưỡi trai có nhiệm vụ che ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt người lái khi nhảy lên/xuống.

3. Loại môđun hoặc lật (flip-up)

Mũ bảo hiểm Môđun hay lật (flip-up) là sự kết hợp giữa loại full-face và hở mặt dùng trên đường phố thông thường. Nhưng đôi khi chúng còn được gọi với cái tên khá fun đó là “bỏ mui” hoặc “lật mặt”. Khi được lắp ghép đầy đủ và đóng lại, trông chúng rất giống loại mũ bảo hiểm full-face nếu có thêm thanh chắn cằm dùng để hấp thụ lực tác động lên mặt.

4. Loại hở mặt hoặc 3/4

Tên thông dụng của nó là mũ bảo hiểm hở mặt hoặc 3/4 vẫn phủ kín phần sau sọ não nhưng thiếu thanh chắn cằm và tấm che mặt như loại full-face. Nhiều chiếc còn trang bị vành lưỡi trai dài tùy chọn được sử dụng để tránh ánh nắng mặt trời. Mũ bảo hiểm hở mặt có khả năng bảo vệ phần não sau tương tự loại full-face nhưng không che được mặt ngay cả trong trường hợp phi va chạm.

5. Loại nửa đầu

Còn có tên là “shorty” có thiết kế mặt trước tương tự loại hở mặt nhưng rút ngắn phần sau đầu. Loại nửa đầu có độ phủ tối thiểu theo quy định của luật giao thông Mỹ. Tương tự loại hở mặt, mũ bảo hiểm nửa đầu luôn đi kèm các thiết bị bảo vệ mắt.

Ngược lại với loại 3/4 và full-face, mũ bảo hiểm nửa đầu rất dễ trượt và rơi khỏi đầu người lái nếu gặp tai nạn. Một số khóa học của Tổ chức An toàn Mô tô đã cấm sử dụng mũ bảo hiểm nửa đầu trong các bài tập lái do khả năng bảo vệ kém hơn các loại khác.

Zalo 08.2985.8529

Cart

Your Cart is Empty

Back To Shop